Du lịch Tây Sơn Bình Định - Điểm đến lý tưởng lôi cuốn du khách

 Nếu như nói tiềm năng du lịch Bình Định rất dồi dào, thì một phần quan trọng của tiềm năng ấy nằm trên đất Tây Sơn (Huyện Tây Sơn là huyện trung du ở phía Tây tỉnh Bình Định). Trong những thế mạnh củadu lịch Bình Định (lịch sử – văn hóa – tâm linh; sinh thái biển – rừng…), Tây Sơn chỉ thiếu du lịch sinh thái biển. Đến nay, tuyến du lịch Quy Nhơn – Tây Sơn chính là tuyến du lịch hấp dẫn nhất, thu hút nhiều du khách nhất đối với hoạt động du lịch tại Bình Định.

Vậy, du lịch Tây Sơn Bình Định có gì hay mà nó lại trở thành tuyến du lịch hấp dẫn thu hút nhiều du khách nhất đối với du lịch tại Bình Định như vậy? Để trả lời câu hỏi này thì các bạn hay cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!!


Tây Sơn có tiềm năng dồi dào

Theo thống kê, trên địa bàn huyện Tây Sơn có 17 di tích lịch sử – văn hóa và danh thắng; trong đó có 10 di tích cấp quốc gia và 7 di tích cấp tỉnh. Đặc biệt là hệ thống di tích nhà Tây Sơn. Nơi đây là chiếc nôi, là đất phát tích của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn gắn liền với tên tuổi của người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ. Bởi vậy, du khách đến Bình Định mà chưa hành hương về đất Tây Sơn để tham quan Bảo tàng Quang Trung, chiêm bái điện thờ Tây Sơn Tam Kiệt… là xem như chưa đến Bình Định.



Nằm trong chuỗi di tích phong trào Tây Sơn là cây me cổ thụ và giếng nước trong vườn nhà anh em Tây Sơn, di tích Bến Trường Trầu, đền thờ Bùi Thị Xuân, từ đường Võ Văn Dũng… Gần 300 năm tuổi mà cây me vẫn còn cho quả ngọt, nước giếng vẫn trong xanh, vẫn ngọt lành. Cây me cổ thụ đã được đưa vào danh sách cây di sản Việt Nam. Đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt đã được công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia đặc biệt.

Ngoài ra, trên đất Tây Sơn còn có các điểm đến hấp dẫn như Khu du lịch sinh thái Hầm Hô, Đàn tế Trời Đất, Khu tưởng niệm cụ Nguyễn Sinh Sắc…



Các di tích văn hóa Chămpa như tháp Dương Long (tháp gạch cao nhất Đông Nam Á), tháp Thủ Thiện, các võ đường: Phan Thọ, Hồ Sừng…

Phải mất ít nhất vài ba ngày du khách mới có thể thăm thú hết những điểm đến hấp dẫn trên đất Tây Sơn.

Đặc sản ẩm thực Tây Sơn

Chim mía Phú Phong

Trong đồng mía bạt ngàn của đất Tây Sơn, tỉnh Bình Định có một loài chim nhỏ, cư trú từng đàn. Người ta gọi đó là chim mía Tây Sơn. Thịt chim mía thơm và ngọt, có thể nướng hoặc rán, nhâm nhi cùng rượu Bầu đá hoặc rượu nấu nguyên chất từ đậu xanh thì tuyệt.

“Ai về Kiên Mỹ, Phú Phong

Ăn con chim mía thỏa lòng ước ao”



Những chú chim xếp ra đĩa, rắc lên trên ít hạt vừng rang cho đẹp mắt là có thể thưởng thức. Chim mía mà có rượu trắng chính hiệu Bàu Đá nhâm nhi thì cứ gọi là đệ nhất anh hào. Thịt chim mía thơm mà ngọt đầm, đậm đà hương vị.

Bánh hỏi – miếng ngon đất võ

Không giống như bún, cũng không giống bánh cuốn, bánh ướt…  Người dân đất võ Tây sơn (Bình Định) có thói quen ăn bánh hỏi bất cứ lúc nào trong ngày.



Và bánh hỏi là món ăn không thể thiếu trong những dịp lễ, cúng giỗ, cưới hỏi của người dân Bình Định nên ở các vùng quê làm bánh hỏi chuyên nghiệp như huyện Tây Sơn, An Nhơn, Tuy Phước.

Những ai đã đi du lịch Tây Sơn Bình Định mà không nếm thử qua món bánh này thì đúng là một điều đáng tiếc.

Dé bò – Đặc sản của đất Tây Sơn.

Về Tây Sơn, đất võ nổi tiếng của anh em Quang Trung Nguyễn Huệ, bạn đang có trước mắt mình mấy món ăn nổi tiếng: chim mía, cá lúi sông Côn và dé bò. Dé bò thì nhiều nơi có. Cái độc đáo, cái khác của dé bò Tây Sơn là cách chế biến: dé bò nấu lá dang.



Ở Bình Định món dé bò Tây Sơn đã thành quen thuộc ngon miệng. Tại thị trấn Phú Phong nơi nào cũng có món đặc sản này. Bạn về thăm Bảo tàng Quang Trung hay tham quan  thắng cảnh Hầm Hô, tháp Dương Long lúc nào cũng có thể dừng lại thưởng thức nhé.

Qua bài viết này chắc hẳn các bạn đã hình dung được câu trả lời “du lịch Tây Sơn Bình Định có gì hay mà nó lại trở thành tuyến du lịch hấp dẫn thu hút nhiều du khách nhất đối với du lịch tại Bình Định như vậy?” rồi chứ ạ. Hi vọng bài viết này có thể giúp ích được cho bạn trong chuyến du lịch Tây Sơn Bình Định nhé!

Nhận xét